Trang Nhất

Xe ôm Bằng Xế Khủng

Xe ôm Bằng Xế Khủng

Những cô gái cá tính cưỡi xế khủng tại ĐH Thủy Lợi sáng nay làm xe ôm miễn phí gây ấn tượng.     Sáng nay 4/7, một dàn môtô ...

Mùa Thi và Nỗi Niềm Bậc Cha Mẹ

Hôm nay 4/7 là ngày thi đầu tiên của các thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh Đại Học năm 2014 môn thi Toán. Bên cạnh tâm trạng hồi hộp của sĩ tử phòng thi là sự lo lắng ngóng trông của các bậc phụ huynh chờ đợi bên ngoài.

Trong cái nắng gay gắt của ngày hè đầu tháng 7, nhiều bậc phụ  huynh vẫn kiên nhẫn chờ đợi ở bất cứ chỗ nào có thể tá túc, khi là góc quán, lúc là vỉa hè tán cây, miễn sao có thể gần con em mình nhất. 

Hầu hết các phụ huynh đều chuẩn bị đưa con đi thi từ tờ mờ sáng, lại tiếp tục phải chờ đợi thời gian làm thủ tục và dự thi rất dài (thời gian làm bài cho môn toán là 180 phút) nên ai cũng mang gương mặt mệt mỏi. Vậy nhưng không ai nỡ tìm chỗ cao sang hay về lại nhà nghỉ ngơi mà kiên nhẫn ngồi sát bên ngoài địa điểm thi để mong tin con. Nhiều bậc phụ huynh chia sẻ: Con đi thi lo một mà bố mẹ lo trăm, chỉ mong sao con có tinh thần tốt để đạt kết quả cao.
Những gương mặt nặng tâm tư, những phút chợp mắt vội vàng, những câu chuyện hỏi han thân thiết, chừng ấy chưa đủ để nói lên sự hi sinh lớn lao của những bậc cha mẹ dành cho con em của mình trước bước ngoặt quan trọng của cuộc đời.
Mùa thi năm nay, các phụ huynh cũng đã đỡ được phần nào lo lắng khi được tiếp sức từ đội sinh viên tình nguyện. Tại nhiều trường đại học, các bố mẹ được phát nước miễn phí, mũ che nắng, quạt tay...Bữa trưa cho người nhà và thí sinh miễn phí cũng được triển khai ở một số địa điểm khiến không ít người cảm thấy ấm áp. Những nghĩa cử cao đẹp ấy đều thật đáng trân trọng biết bao.




Cổng trường khép lại là khi phụ huynh bắt đầu tìm nơi chờ đợi con em trong phòng thi.




Nắng mùa hè chói chang từ sớm, mới 6h sáng mà  gương mặt các bậc phụ huynh đã vương nét mệt mỏi,lo âu




Người mẹ này ngoài mong con lớn trong phòng thi, cô còn phải mang thêm con gái nhỏ đi theo vì không gửi được ai.



Một phụ huynh đưa con đi dự thi vào đại học Thương Mại cho biết hai mẹ con là lên Hà Nội được 2 hôm, tranh thủ thăm thú và tìm thuê nhà trọ. Cô được cháu gái cũng đang là sinh viên một đại học lớn ở Hà Nội giúp đỡ. Cô cho biết trong suốt kì thi, cô chỉ tằn tiện giữ định mức chi tiêu cho cả 3 người là 500.000 đồng.

Vì thời gian chờ con khá lâu, nhiều bậc phu huynh tranh thủ chợp mắt.




Mặc dù không quen biết, nhưng có cùng mối quan tâm, hai người cha này đã cùng nhau chia sẻ nhiều tâm sự. Chú Trần Đăng Chính (người bên trái) tâm sự, chờ con ra rồi hai bố con về lại chỗ nghỉ trọ ăn cơm, chủ nhà trọ đã nhận lời gọi cơm hộ hai bố con.


Nhiều phụ huynh không tìm được chỗ râm mát hơn, chấp nhận chờ con trong nắng nóng.

Bởi ở trọ khá xa, cô Miền người Hà Nam (bên trái) đã chuẩn bị sẵn nắm xôi để trưa hai mẹ con ăn tạm cho qua bữa.


Bọc xôi của cô Miền để dành chờ con thi xong


Một bác phụ huynh cũng mua sẵn hai ổ bánh mỳ để hai bố con ăn trưa.

Còn chiếc bánh này là bữa sáng muộn của một phụ huynh khác

Trong lúc chờ đợi, phụ huynh tranh thủ đọc những thông tin hướng nghiệp được sinh viên tình nguyện phân phát trước cổng trường.




Càng về trưa, tiết trời càng thêm oi bức, các bậc phụ huynh đều đã thấm mệt sau nhiều ngày lo lắng.


Họ không về nhà trọ nghỉ ngơi mà kiên nhẫn chờ đợi các sĩ tử.

Qua cánh cổng trường đóng chặt, người người mong ngóng bóng dáng con em mình.

Chu Nhật Anh là một trong những thí sinh ra sớm nhất tại điểm thi Đại học Ngoại thương. Em làm bài khá tốt và tươi cười khi được người nhà tới đón.


Bác phụ huynh này đã chờ con rất lâu, và may mắn đón được con từ rất sớm, khi cậu mới ra khỏi cổng trường thi.


Bữa cơm trưa vội vã của hai bố con một thí sinh dự thi Đại học Sư phạm Hà Nội


Hoạt động tiếp sức mùa thi thiết thực của một hội sinh viên tình nguyện


Phần cơm chủ yếu để dành các sĩ tử, nhưng nhiều phụ huynh cũng được giúp đỡ.


Chú Duy Luận đưa con gái đi dự thi vào ĐH Tự nhiên - ĐHQG HN.


Chú chia sẻ, vì nhà xa nhưng đi về trong ngày nên hai bố con chọn cách nghỉ trưa ngay tại điểm thi. Cả cơm và nước uống của hai bố con đều được các bạn sinh viên tình nguyện giúp đỡ miễn phí.


Suất cơm miễn phí đủ đầy, ấm áp.


Đó là 1 trong số 250 suất ăn mà đội sinh viên tình nguyện Bắc Ninh, với sự giúp đỡ của chùa Non nước Sóc Sơn chuẩn bị trong buổi thi ngày hôm nay.


Phụ huynh là những người lo lắng nhiều hơn cả cho các sĩ tử trước kì thi quan trọng.

Nguồn : Sưu tầm

Bị Chặt Tay vì đưa tay ra ngoài cửa ô tô hóng mát

Chiếc ô tô bị trật bánh, lật nghiêng trên đường. Đúng lúc này, nữ tài xế đang đưa tay ra ngoài cửa sổ hóng mát. Vụ tai nạn khiến một phần cánh tay của cô bị đứt lìa.

Vụ tai nạn kinh hoàng diễn ra tại 1 tuyến đường của tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã khiến nhiều người không khỏi hoảng sợ. Những hình ảnh được ghi nhận tại hiện trường cho thấy sau khi vụ tai nạn xảy ra, người phụ nữ 38 tuổi vẫn đang ngồi trên xe đau đớn ôm lấy phần cánh tay bị thương nặng.


Hình ảnh được ghi nhận tại hiện trường.


Một nhân chứng có tên Kam Fong cho biết "Cô ấy vô cùng choáng váng và chỉ nhìn trân trân vào phần tay đã đứt lìa do tai nạn. Cô ấy thậm chí còn không muốn bước ra khỏi xe".


Chiếc ô tô lật nghiêng khiến người phụ nữ bị thương nặng.
 

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, nữ tài xế Ling Le đã được đưa tới 1 bệnh viện tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) tuy nhiên các bác sĩ cho biết họ không thể nối lại được cánh tay cho cô. Cảnh sát giao thông cũng cho hay "Các bác sĩ không thể nối lại bàn tay cho cô ấy bởi vết thương quá nghiêm trọng".

Hiện, cảnh sát đang tiến hành điều tra nguyên nhân khiến chiếc xe bị lật.

Nguồn: Sưu Tầm

Hơn 2.900 thí sinh Bỏ Thi Đợt Một

Báo cáo nhanh của Bộ GD&ĐT, môn thi Vật lý chiều 4/7 có hơn 2.900 thí sinh đã bỏ thi so với buổi sáng.

Trong buổi thi môn Vật lý chiều nay, có hơn 2.900 thí sinh đã bỏ thi. Ảnh: Quý Đoàn.
 

Chiều nay, lượng thí sinh đến làm bài môn Vật lý là 592.940, giảm 2.923 em so với buổi sáng (595.863 em). Sáng nay, môn Toán được giáo viên đánh giá là cơ bản, dễ dàng đạt điểm 7, nhưng để đạt 8, 9  học sinh phải vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức tổng hợp. Trong buổi thi này, nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi sớm vì không làm được câu phân loại thí sinh (câu 9).

Ngày thi đại học đầu tiên, cả nước có 54 thí sinh vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật, trong đó khiển trách 13 em, cảnh cáo 2 em, đình chỉ 39 em và 7 trường hợp đến muộn không được dự thi.

Chiều nay, tại Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế, có một giám thị nữ và một thí sinh nữ nhập viện do đau bụng.
Hội đồng thi ĐH Quảng Bình có 4 thí sinh vắng thi Vật lý không lý do.


Sáng mai, thí sinh dự thi đại học khối A, A1 sẽ làm bài thi môn cuối cùng là Hóa học với thời gian trắc nghiệm 90 phút. Các thí sinh khối V sẽ tiếp tục dự thi các môn năng khiếu.

Nguồn :Sưu tầm

Xe ôm Bằng Xế Khủng

Những cô gái cá tính cưỡi xế khủng tại ĐH Thủy Lợi sáng nay làm xe ôm miễn phí gây ấn tượng.

 
 

Sáng nay 4/7, một dàn môtô làm ''xế ôm'' đưa đón sĩ tử miễn phí trước ĐH Thủy Lợi, Hà Nội do CLB Swat Moto khởi xướng. Trong ảnh là những bạn nữ cá tính, xinh xắn trên những chiếc xế khủng.
 

 

Bạn Lê Phương Thảo, năm 3, ĐH Phương Đông chia sẻ, trước đây đội đã đi phượt rất nhiều. 2 thành viên trong đội đã đề xuất một dự án tình nguyện đưa đón thí sinh thi đại học, và mọi người đã quyết định hiện thực hoá ý kiến đó trong kỳ thi năm nay. Trong đội hiện tại có 4 bạn nữ không ngại nắng mưa, làm tài xế miễn phí.
 

 

Nguyên dàn CBR khủng làm ''xế ôm'' đưa đón sĩ tử và phụ huynh gây được thiện cảm mạnh ngay từ lần tổ chức đầu tiên này.

 
 

Một thành viên của CLB chia sẻ, tuy là lần đầu thực hiện chiến dịch từ thiện, và cũng là hoạt động tự phát, nhưng tất cả các thành viên đều rất tự tin trong việc tạo được niềm tin của các sĩ tử. Trước đây, thành viên nhóm đều từng trải qua thời đi thi đại học nên rất hiểu khó khăn của các bạn.

 
 

Từ 9h sáng, dàn xế khủng này đã có mặt. Các thành viên của nhóm chơi xe môtô sử dụng chính chiếc xe của mình để làm nhiệm vụ. Bạn Đặng Minh Quang, 28 tuổi, trưởng nhóm chia sẻ: ''Xe ôm miễn phí là chương trình tự thiện được hai thành viên của đội đề xuất, nhưng hợp với suy nghĩ muốn cống hiến, đóng góp của tất cả các thành viên''.

 
 
Những chiếc xế khủng này đều là "con cưng" của các thành viên.
 
 

Các loại xế khủng từ CBR đến Yamaha FZ, FZs... đều được trưng dụng làm xế ôm miễn phí cho các sĩ tử.

 
 

Đưa đón cả thí sinh và người nhà chu đáo.

 
 

Chân dung dàn xế khủng đưa đón sĩ tử trước ĐH Thủy Lợi.

Nguồn :Sưu Tầm

Căn Bệnh Duy Tâm và Hệ Quả

Sáng 4/7, Bệnh viện Phụ sản T.Ư đã phẫu thuật lấy u buồng trứng khổng lồ cho một nữ bệnh nhân sinh năm 1980.

Theo người nhà nữ bệnh nhân, vợ chồng chị này đã đi chữa vô sinh từ 9 năm nay. Khoảng 9 tháng trước, thầy lang bốc thuốc cho biết chị đã có thai nhưng trong quá trình mang thai không được khám thai hay siêu âm.

Tin lời thầy lang, bệnh nhân không đi khám thai nhưng đúng là thấy bụng to dần. Trước thời điểm phẫu thuật, vòng bụng bệnh nhân lên tới 124 cm, chiều cao tử cung là 71 cm, tương đương với người sinh ba.


Ca phẫu thuật bóc khối u buồng trứng khổng lồ tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư.

 
Sau gần 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy trong ổ bụng bệnh nhân khối u nặng 7,3 kg, cùng 16 lít dịch.
Theo bác sĩ Vũ Bá Quyết, giám đốc Bệnh viện phụ sản T.Ư, người chủ trì êkíp mổ, đây là khối u buồng trứng lớn nhất ông từng gặp trong hơn 30 năm làm bác sĩ phụ sản.

Bác sĩ Quyết cũng cho biết do có niềm tin là có thai rất lớn, nên mặc dù không nằm, ngồi, sinh hoạt được như bình thường, nhưng bệnh nhân và gia đình cũng không cho phép bác sĩ phẫu thuật.

Bác sĩ Quyết và ê kíp đã phải mời người họ hàng của bệnh nhân cùng làm bác sĩ phụ sản đến thuyết phục trong hơn một giờ đồng hồ gia đình mới đồng ý.


 

Theo bác sĩ Quyết, ê kíp phẫu thuật vẫn giữ buồng trứng và vòi trứng còn lại của bệnh nhân, vợ chồng bệnh nhân có thể chờ bình phục và đi điều trị vô sinh trở lại, tuy nhiên bác sĩ đề nghị nên áp dụng các biện pháp khoa học mới có kết quả.

Cũng theo ông Quyết, việc có niềm tin mang thai rồi mất kinh và bụng to dần là hiện tượng từng xảy ra, với những phụ nữ khao khát được sinh con.


Ở những trường hợp này, sau khi đột nhiên mất kinh tạm thời, chị em thường có biểu hiện nghén giả, họ thường nằm để kiêng khem bảo vệ thai nhi và vô tình làm bụng to hơn bình thường.

Nguồn :Sưu tầm

Nắng tháng 7

(IkingExpress) - Khi thành phố ngả sang những ngày nắng vàng đổ lửa ngày của trang sách gấp lại, ngày của mùa thi ào đến,  như một lời hẹn tôi lại ngồi đây viết và hát về miền cảm xúc ấy. Nắng tháng 7 một cái nắng đủ gắt cho thêm sức mạnh, đủ bỏng để ta thêm khát khao và đủ xua mây để nhìn trời xanh bát ngát.

   Nói tới tháng 7 sự đặc sắc có lẽ chỉ là tiết trời khó lường trước sự thỏa sức hát múa, buồn vui của thiên nhiên. Cơn mưa chợt đến và chợt đi, làn gió thoáng qua rồi vụt mất hay những ngày nắng gắt lặng im. Tất cả tạo ra một tháng 7 một bức tranh đầy màu sắc nhưng cũng đầy gió giông mây vũ và cũng không lường
   Tôi yêu màu nắng, tôi yêu tiếng mưa mùa hạ vì đơn giản chỉ có chúng làm cho cuộc sống thêm nhiều dư âm và kỷ niệm. Tháng 7 chợt ùa về biết mà vẫn thế trong tôi  bao cảm xúc và bao hình ảnh một thời áo trắng lại bay và vang ca.

Màu mực tím trên trang giấy thơm


Nắng tháng 7
Hãy để những giót mồ hôi rơi trên trang giấy đừng để giọt nước mắt rơi trên trang giấy thi


   Hoài niệm, vọng cổ thi nhân viết nhiều, đổ lệ không ít. Tôi thấy mình lạc lõng trong thế giới hiện tại này. Quá khứ dễ dàng có thể đánh mất và sự thật có thể thổi bay. Nhưng thôi việc đời đôi khi không theo ý nghĩ của mình được vì bước đi là phản xạ của con người sống là điều thượng đế ban tặng. Lan man một chút, chuyện đời một tí để bạn và tôi hiểu thêm về xã hội thời nay. Chủ đề xin được tiếp tục vào phần 2.

   Mùa thi bắt đầu vào những ngày phượng nở ve kêu, nhưng thực sự bắt đầu và kết thúc lại vào tháng 7. Một cuộc thi có thể khiến ta bật khóc hay nhỏ lệ cũng thể khiến ta kiêu hùng và hạnh phúc khi vượt qua nó. Thi đại học.

   Thời áo trắng mài đũng quần trên ghế nhà trường ai cũng mong, cũng muốn làm điều mình mong ước sống cuộc sống màu hồng, bay theo trí tưởng tượng. Đại học, xa nhà là màu hồng đó. Tôi đã trượt đại học và đã đỗ đại học thực sự màu hồng vẫn còn nhưng không đủ sắc để soi lòng tôi. Sống là phải mơ nhưng mơ về viễn cảnh nào đó thì cần phải nghĩ. Thi đại học với tôi là quá trình không mấy tươi vui.

   Tôi sinh ra từ vùng quê con gà gáy 3 tỉnh, mảnh đất Ninh Giang đầy anh hùng có đủ máu và lửa sống lớn lên cùng theo chúng bạn học hành, bay xa theo cánh diều . Dòng máu chảy trong tôi hừng hực khí thế những ngày tháng ấy. Khát khao tỏa sáng thỏa mãn mình chưa bao giờ là lớn như vậy nhưng dường như mọi chuyện đã được an bài và sắp đặt tôi trượt đại học tập 1. Đòn giáng đủ đủ đau để tôi sống chậm lại, bớt ngông cuồng, tự tin khái quá. Sự thật luôn là điều làm cho con người lặng người và có thể chợt khóc giữa dòng đời khó thây đâu bến bờ. Và có lẽ chỉ có liều thuốc ý trí mới thắp lại mộng làm trai của đời tôi. Buồn một chút nhưng là cảm xúc thật lắng đọng , làm lại, thi lại, bắt đầu lại từ đầu và năm 2 lại đến. Ra đi từ làng thầm lặng và bình yên không kèo không trống và tôi đã làm được không vinh quang, không màu mè, không hạnh phúc nhưng là cái đích lần 2 mới tới được.  

Nắng tháng 7
Đại học một cái gì đó không còn là xa lạ


   Bước qua bước lại không bằng bước chắc, tiến nhanh tiến mạnh không bằng tiến nấc thang. Bỏ qua sự phũ phàm quay trở lại sự nhẹ nhàng thanh thoát. Việc đã qua xin là quá khứ việc trước mặt mới quyết định tương lai. Chợt nhận ra tháng 7 màu nắng thắm màu hồng, cơn mưa hòa làn gió để khắc ghi những hình ảnh từng chừng lóe sáng nhưng lại rất đời thường. Hãy sống như ngày mai ta sẽ chết và bước đi theo hướng mình đã định  ra.
   Giờ vàng lại chuẩn bị tới với những sĩ tử lên kinh, hay vững bước đừng hoang mang vì hãy tin rằng niềm tin và hạnh phúc không chỉ có với những người thắng trận.


 Chúc thành công !!!

CHIM34

'